Phượt Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội Chi Tiết Nhất

Phượt Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội Chi Tiết Nhất

Làng cổ Đường Lâm là một trong rất ít ngôi làng cổ Bắc Bộ vẫn giữ được gần như trọn vẹn những nét cổ kính của làng mạc ngày xưa. Nơi đây mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc tiêu biểu và trở thành điểm đến thu hút phượt thủ khắp bốn phương. Hôm nay, Siêu Phượt sẽ gửi đến bạn trọn bộ cẩm nang phượt Làng Cổ Đường Lâm.

Tổng quan về làng cổ Đường Lâm

Làng Cổ Đường Lâm thuộc huyện Ba Vì, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Đường Lâm là một trong những ngôi làng thuần Việt cổ và là cái nôi của dân tộc Việt. Nét văn hóa và kiến trúc của ngôi làng tiêu biểu cho nền văn minh châu thổ sông Hồng hàng trăm năm nay.

Đường Lâm ngày xưa nổi tiếng là ấp hai vua, bởi đây là nơi sinh ra hai vị vua dân tộc là Ngô Quyền và Phùng Hưng. Bên cạnh đó, nơi đây cũng là quê hương của các danh nhân nổi tiếng như: Phan Kế An, Giang Văn Minh, Phan Kế Toại,…

Đến nay, Đường Lâm được biết đến với vẻ đẹp mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần cao sang, quý phái. Phượt Làng Cổ Đường Lâm, bạn sẽ được bước vào một không gian hoàn toàn khác biệt, cổng làng, những ngôi nhà cổ, đền thờ ở đây mang một vẻ đẹp cổ kính đến nao lòng.

Với vẻ đẹp hiếm nơi nào có được, Đường Lâm trở thành địa điểm chụp ảnh và quay phim lý tưởng, thu hút nhiều khách phượt Hà Nội đến tham quan ngôi làng cổ này.

Phượt làng cổ Đường Lâm
Một góc phượt làng cổ Đường Lâm

Phượt Làng Cổ Đường Lâm vào thời gian nào?

Bạn có thể phượt Làng Cổ Đường Lâm vào bất kỳ mùa nào trong năm. Nhưng để có chuyến phượt tuyệt vời hơn cả, bạn có thể đi vào những khoảng thời gian sau.

Phượt làng cổ Đường Lâm vào tháng 5 – tháng 9: thời điểm này, những cánh đồng lúa chín nơi đây sẽ ngả vàng, mùi lúa thơm cả một vùng, các con đường được phủ rơm khô. Những người nông dân gặt lúa, phơi rơm, phơi thóc tái hiện chân thực nếp sống bình dị của làng quê Việt Nam.

Phượt làng cổ Đường Lâm vào tháng 10 – tháng 12: Đây là thời điểm hoa dã quỳ nở rộ, phượt thủ có thể vừa ngắm hoa dã quỳ lại vừa có thể phượt làng cổ Đường Lâm.

Phượt làng cổ Đường Lâm mùa lễ hội: Vào khoảng tháng Giêng, Đường Lâm và các làng lân cận thường tổ chức lễ hội làng như lễ hội truyền thống làng Mộng Phu, lễ tế Thành Hoàng, lễ hội thôn Đồng Sàng,… Các lễ hội được tổ chức với những lễ rước long trọng và các trò chơi dân gian như kéo co, chơi cờ người, chọi gà,… Bạn phượt có thể đến vào thời gian này để trải nghiệm không khí lễ hội ở ngôi làng cổ này nhé.

Cánh đồng lúa chín tại Đường Lâm
Cánh đồng lúa chín tại Đường Lâm

Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm bằng cách nào?

Làng cổ Đường Lâm nằm ở ngoại thành Hà Nội nên phượt làng cổ Đường Lâm khá dễ dàng. Bạn có thể đi xe máy, ô tô và xe buýt.

Phượt làng cổ Đường Lâm bằng phương tiện cá nhân

Có 2 cung đường bạn có thể lựa chọn khi di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy:

  • Hướng Đại Lộ Thăng Long: bạn đi thẳng đại lộ Thăng Long, đến ngã 3 Hòa Lạc rẽ phải, theo đường 21 đến ngã tư giao với đường 32, bạn sẽ thấy chỉ dẫn vào làng Đường Lâm.
  • Hướng đường 32: Bạn đi theo đường 32 đến ngã tư giao với đường 21, rẽ trái vào làng.

Phượt làng cổ Đường Lâm bằng xe buýt.

Một số tuyến buýt bạn có thể chọn khi phượt làng cổ Đường Lâm là:

  • Xe buýt số 70A, Bến xe Mỹ Đình – Trung Hà. Thời gian: 5 giờ – 17 giờ. Giá vé: 20.000 đồng.
  • Xe buýt số 71, Mỹ Đình – Sơn Tây. Thời gian: 5 giờ – 18 giờ. Giá vé: 20. 000 đồng.
  • Xe buýt 89, Yên Nghĩa – Sơn Tây. Thời gian: 5 giờ – 18 giờ 40 phút. Giá vé: 9.000 đồng

Từ bến xe Sơn Tây bạn có thể thuê xe ôm hoặc taxi đi vào sẽ nhanh hơn.

Hướng dẫn đi lại bên trong làng cổ Đường Lâm

Có nhiều sự lựa chọn cho việc di chuyển bên trong làng cổ Đường Lâm, bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc một phương tiện khác để di chuyeemr như xe đạp, xe điện…

Đi bộ: đi bộ là lựa chọn hợp lý nhất khi tham quan Đường Lâm. Đường trong làng không quá to, bạn có thể vừa đi vừa ngắm cảnh lại có thể tiện chụp hình. Mỗi góc và không gian nhỏ như cánh cổng, bức tường tại đây cũng đủ cho bạn nhiều góc ảnh đẹp.

Đi xe đạp: đi xe đạp cũng là một trải nghiệm thú vị khi phượt làng cổ Đường Lâm. Xe đạp sẽ giúp bạn đỡ mỏi chân và là công cụ chụp hình rất hợp với phong cách cổ điển nơi đây, đặc biệt dành cho các đôi trai gái, khi chàng đèo nàng đi khắp con hẻm, rất lãng mạn đó.

Xe điện: nếu bạn đi tua đông người có trẻ em và người cao tuổi, bạn có thể thuê xe điện. Việc vận chuyển bằng xe điện cũng vô cùng tiện lợi cho nhóm của bạn, vì nó tiết kiệm sức người, đảm  bảo cho bạn luôn khỏe vào những ngày nắng nóng Hà Nội.

Đi xe đạp tham quan Đường Lâm
Đi xe đạp tham quan Đường Lâm

Các địa điểm tham quan khi phượt Làng Cổ Đường Lâm

Đường Lâm có rất nhiều địa điểm tham quan rất thú vị. Hãy cùng mình khám phá những địa điểm hấp dẫn trong chuyến phượt làng cổ Đường Lâm thôi nào.

Cổng làng Mông Phụ – Đường Lâm

Cổng làng Mông Phụ là cổng vào làng cổ Đường Lâm duy nhất còn sót lại đến ngày nay. Cổng làng được xây dựng năm 1553 thời Hậu Lê.

Với kiến trúc “Thượng gia hạ môn” cổng làng Mông Phụ có nét kiến trúc độc đáo trên là nhà, dưới là cổng, tựa ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡ mái. Tường cổng được xây bằng đá ong đào từ lòng đất, hai cánh cổng được làm bằng gỗ lim. Kiến trúc vô cùng lạ và đẹp mắt.

Xung quanh cổng làng là sự kết hợp đầy tinh tế với cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sừng sững tỏa bóng mát cả một vùng. Bên kia là hồ nước xanh mát cùng hàng dừa soi bóng. Sự kết hợp tài tình tạo nên khung cảnh giàu chất thơ và đậm chất làng Việt Nam.

Cổng làng Mông Phụ
Cổng làng Mông Phụ

Đình Mông Phụ

Đình Mông Phụ được xây dựng vào năm 1553 và được mở rộng năm 1859. Đình rộng 1800m2, là ngôi đình có diện tích lớn nhất Đường Lâm. Đình được cho là nằm ở vị trí đầu rồng, hai bên hông là hai giếng nước tượng trưng cho mắt rồng.

Đình Mông Phụ có hai tòa là hậu cung và đại bái. Đình được lợp bằng ngói xếp vảy cá. Bên trong các cột được chạm khắc hoa văn tinh tế, nhiều hoành phi, câu đối, nổi bật là hai bức “ Lão long huấn tử” và “Dũng cảm cả tưởng”. Nơi đây lưu giữ nhiều ý nghĩa lịch sử và nét kiến trúc đặc sắc hấp dẫn du khách phượt làng cổ Đường Lâm.

Đình Mông Phụ
Đình Mông Phụ

Các nhà cổ ở Đường Lâm

Một trong những điều thú vị không thể bỏ qua khi phượt làng cổ Đường Lâm là tham quan các ngôi nhà cổ. Làng hiện có hơn 900 ngôi nhà cổ được xây dựng từ thế kỷ XV, XVI, XVII,… Những ngôi nhà được xây dựng bằng những vật liệu truyền thống như: gạch bát tràng, gạch chỉ, gỗ đinh, gỗ lim, đá xanh, đất sét,…

Những ngôi làng cổ này thu hút bởi lối kiến trúc đơn giản mà đẹp mắt, nội thất bên trong mang dáng vẻ hoài cổ, tạo nên một vẻ đẹp thanh tao, bình dị.

Các bạn trước khi phượt Đường Lâm có thể thuê những bộ trang phục như quần áo bà ba, áo dài, trang phục của cậu ấm cô chiêu ngày xưa để hòa mình vào không gian cổ kính tại nơi đây và có cho mình những bức hình đẹp.

Nhà cổ Đường Lâm
Nhà cổ Đường Lâm
Một góc sân tại một ngôi nhà cổ
Một góc sân tại một ngôi nhà cổ
Cuộc sống bình dị của người dân Đường Lâm
Cuộc sống bình dị của người dân Đường Lâm
Chụp kỷ yếu tại nhà cổ Đường Lâm
Cánh cổng và dãy tường mang vẻ đẹp cổ
Cánh cổng và dãy tường mang vẻ đẹp cổ

Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh được xây dựng từ thời vua Tự Đức. Như tên gọi, đền thờ Giang Văn Minh được đặt theo tên của vị quan lỗi lạc thời Lê.

Nhà thờ có diện tích 400m2 với lối kiến trúc hình chữ “Nhị”. Hiện đây là nơi lưu giữ nhiều cổ vật như câu đối, lư hương, đỉnh đồng, bia đá.

Nhà thờ trở thành điểm phượt làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Vào ngày 2/6 âm lịch hàng năm, người dân và con cháu họ Giang lại tề tựu về đây tưởng nhớ công lao to lớn của Giang Văn Minh với đất nước.

Nhà thờ Giang Văn Minh
Nhà thờ Giang Văn Minh

Nhà thờ giáo họ Mông Phụ tại Đường Lâm

Nhà thờ được xây dựng vào năm 1954, so với vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng, nhà thờ có vẻ mới hơn. Nhưng với nét kiến trúc kiêu sa mang vẻ hoài cổ, nhà thờ lại mang đến vẻ đẹp trầm mặc.

Nhà thờ giáo họ Mông Phụ được xây cao hơn hẳn các mái nhà lợp ngói, dáng vẻ uy nghi và trang nghiêm. Đây cũng là nơi chụp hình sống ảo của nhiều bạn trẻ.

Nhà thờ giáo họ Mông Phụ tại Đường Lâm
Nhà thờ giáo họ Mông Phụ tại Đường Lâm

Chùa Mía tại làng cổ

Chùa Mía nằm trên vùng đất cao của Đường Lâm. Ngôi chùa rộng lớn này mang nhiều dáng vẻ cổ kính như cây đa cổ thụ, ngọn Tháp Bút, Kính Thiên.

Chùa hiện là nơi lưu giữ nhiều tượng phật nhất Việt Nam với hàng trăm pho tượng quý hiếm. Rảo bước trong chùa, bạn sẽ có cảm giác bình yên, thanh tịnh, tâm hồn được nhẹ nhàng và thư thái.

Di tích chùa Mía
Di tích chùa Mía

Đền Phùng Hưng

Phùng Hưng là một vị tướng lãnh đạo quân khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đường. Với chiến công vang dội và đóng góp to lớn với đất nước, đền thờ ông được xây dựng ở nhiều nơi. Nhưng đền thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm là lớn nhất.

Đền gồm Tả Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung. Ngôi đền này có nét kiến trúc rất đặc trưng. Bạn phượt khi phượt làng cổ Đường Lâm có thể ghé đến đây thắp một nén nhang cho vị anh hùng dân tộc.

Đền thờ Phùng Hưng
Đền thờ Phùng Hưng

Đền và lăng Ngô Quyền

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên đồi Cấm, cách đền Phùng Hưng chừng 500m. Phía trước là cánh đồng rộng, vùng nước chảy, bên cạnh là núi Hổ Gầm, nơi đây có địa thế đẹp nhất nhì vùng. Tương truyền, đây là nơi ngày xưa Ngô Quyền thường chăn trâu, cắt cỏ.

Đền có quy mô không quá lớn gồm nơi thờ tự, hậu cung, đại bái, nhà bia. Cách đến 100m xuống phía dưới là lăng Ngô Quyền. Hiện nay, đền và lăng Ngô Quyền còn lưu giữ nhiều hiện vật từ trận Bạch Đằng trấn động năm xưa, họa tiết trong đền cũng rất tinh tế và đẹp mắt.

Đền và Lăng Ngô Quyền
Đền và Lăng Ngô Quyền

Phượt Làng Cổ Đường Lâm nên ăn gì?

Một ngôi làng nhỏ nhưng lại mang trong mình nhiều điểm đến hấp dẫn. Không dừng lại ở đó, Đường Lâm còn có những đặc sản mang hương vị riêng, những ai có phượt đến làng cổ Đường Lâm thì nhất định phải thử những món này.

Gà Mía: là món ăn quý, ngày xưa thường có mặt trong bữa cơm của nhà vua và những hội làng lớn. Thịt gà mía không giống gà ta hay gà công nghiệp. Thịt gà khi luộc mềm, hơi dai, da vàng, giòn thêm chút lá chanh ăn rất thơm và béo. 

Thịt gà mía Đường Lâm
Thịt gà mía Đường Lâm

Bánh tẻ: cũng là một trong những món ăn ngon tại Đường Lâm. Bánh được gói trong lớp lá rong, lớp ngoài mềm, bên trong đẫm nhân, hương vị hòa quyện vừa vặn ăn rất cuốn.

Bánh tẻ Đường Lâm
Bánh tẻ Đường Lâm

Kẹo dồi, kẹo lạc: thức quà quê dân giã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Kẹo được làm từ những nguyên liệu đơn giản như mạch nha, lạc, đường, vừng, bột gạo. Khi ăn có vị ngọt của lớp vỏ ngoài, vị bùi của lạc, cắn một miếng giòn tan, các vị hòa vào nhau rất hợp và ngon. 

Kẹo dồi, kẹo lạc
Kẹo dồi, kẹo lạc

Phượt Làng Cổ Đường Lâm nên nghỉ ở đâu?

Thường bạn chỉ mất một ngày để phượt làng cổ Đường Lâm, nên bạn có thể khởi hành buổi sáng và trở về Hà Nội vào cuối ngày. Nếu bạn muốn dừng chân qua đêm tại đây, Siêu Phượt sẽ gợi ý một số địa điểm sau.

Xomhe Villa - Club House

Địa chỉ: Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 45km
Xomhevilla cách đình làng cổ Đường Lâm khoảng 2km gồm:
- 2 phòng ngủ nhỏ cho 2 người
- 1 phòng ngủ lớn cho 5-7 người.
☘️ Tiện ích trong nhà:
- Các phòng đều điều hoà nóng lạnh
- Phòng xông hơi
- Bếp có đầy đủ đồ dùng
☘️ Ngoài khuôn viên :
- Có bể bơi , sân vườn xinh xẻo
- Có xe đạp cho khách mượn để đi tham quan và không tính tiền phụ thu.

280117843_556480482867692_9210548549733633234_n


Lịch trình phượt làng cổ Đường Lâm 1 ngày

Bạn hãy bắt đầu phượt làng cổ Đường Lâm vào lúc 7h sáng và có mặt tại làng cổ lúc 9h. Tiếp đó, bạn gửi xe ở đầu làng và bắt đầu chuyến tham quan. Bạn có thể thuê xe đạp đi vòng quanh làng.

Đầu tiên, bạn sẽ tham quan cổng làng, cây đa cổ thụ, hàng dừa, hồ nước xanh mát. Đi vào làng, hãy khám phá của các ngôi nhà và dãy tường cổ, tham quan những ngôi đình, đền và nhà thờ.

Bạn có thể nghỉ chân và ăn trưa tại đây sau đó tiếp tục khám phá những địa điểm khác. Cuối ngày, phượt khách có thể qua đêm tại Đường Lâm hoặc trở về Hà Nội.

Phượt Làng Cổ Đường Lâm cần lưu ý những gì?

  • Bạn cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự khi vào đình, đền.
  • Tránh tham quan các ngôi nhà cổ vào buổi trưa vì gia chủ cần nghỉ ngơi.
  • Khi chụp ảnh trong nhà, bạn cần xin phép gia chủ. Không chụp ảnh quay lưng vào chính diện đền, đình.
  • Các bạn phượt khách nên để rác đúng nơi quy định.
  • Bạn lưu ý không được vẽ hay khắc tên lên các di tích và cây cối nơi đây.
Yêu Cầu Tư Vấn Nơi Nghỉ
Ngày nhận phòng
Ngày trả phòng
Số người lớn
Số trẻ em
Điện Thoại Liên hệ
Yêu cầu
 
Club Du Lịch - Chuyên gia tư vấn khách sạn của bạn.

Công ty Cp truyền thông BĐS Trịnh Gia

P1005 tòa A1 KĐT 54 Hạ Đình Thanh Xuân Hà Nội

Hotline: 0972 363 969

Website: http://clubdulich.com

Email   : clubdulich.com@gmail.com

Fanpage: www.facebook.com/caulacbodulich

Group: https://www.facebook.com/groups/clubdulich

 

Hãy cho chúng tôi biết điều bạn muốn ?

Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn lựa chọn tốt nhất !

 

Điểm đến yêu thích

© Bản quyền thuộc về TRỊNH GIA GROUP